"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 28. Juli 2010

Những cánh hồng như những lời tri ân cho sự cứu giúp

Manfred Deger 
(TinHamburg dịch)
Đoàn kiệu đi qua cổng tưởng niệm 25 năm cứu người trong tận cùng khốn khó

Pfaffenhofen-Marienfried- 700 người được gọi là thuyền nhân Việt Nam và thân nhân của họ đã đến gặp gỡ lần thứ 25 tại nguyện đường Marienfried tại Pfaffenhofen, để tỏ lòng tri ân cho việc cứu vớt như một phép lạ trong một hoàn cảnh tưởng như hoàn toàn tuyệt vọng. Vào năm 1975 lần đầu tiên thế giới đã được nhìn thấy những hình ảnh của những con thuyền cũ kỹ và hoàn toàn quá tải. Chen chúc trên khoang thuyền là những người cháy sạm vì ánh nắng mặt trời thiêu đốt, vật vờ chờ chết vì đói và khát.

Sau cuộc chiến Việt Nam trên một triệu rưỡi người Việt đã trốn chạy sự săn đuổi của nhà cầm quyền cộng sản. Ý niệm „Boat People“, thuyền nhân, đã trở thành tên gọi của của những người tỵ nạn này, mà trên 250 nghìn người trong số họ đã bỏ xác trên biển Nam Hải. Trên 10.000 người đã được chuyếc tàu nổi tiếng „Cap Anamur“ cứu vớt và hiện đang sống tại nước Đức. Một số đã bảo lãnh được thân nhân gia đình. Từ 25 năm nay hàng trăm người đã vẫn tới dâng lễ tạ ơn và hành hương đến Marienfried, bởi lẽ nhiều tín hữu tỵ nạn tin rằng, việc họ được cứu thoát cũng là kết quả của lời cầu nguyện và sự che chở của Đức Maria.

Điều này cũng được nhấn mạnh bởi Đức Giám Mục Việt Nam Đặng Đức Ngân, người cũng đã hành hương đến Marienfried nhân ngày kỷ niệm 25 năm. „Chúng ta cảm tạ Chúa Giêsu và mẹ Maria, và chúng ta cảm tạ những con người đã ban tặng cho chúng ta một quê hương đức tin mới và một nơi trú ẩn mới“ ngài đã nói như thế trong bài giảng của thánh lễ Việt-Đức trước cuộc rước.

Ông Erwin Stötter, phó thị trưởng Pfaffenhofen nhấn mạnh trong lời chào mừng: „Đối với chúng tôi đó là một niềm vinh dự, từ một phần tư thế kỷ Quý Vị đã đến đây để tượng nhớ việc cứu người.“ Điều làm ông rất vui, đó là niềm hy vọng đoàn tụ của các gia đình vẫn luôn thành hiện thực. „Là chủ nhà chúng tôi trân trọng biểu lộ niềm kính phục trước dân tộc Việt Nam và sự biểu lộ của họ qua việc hành hương và tưởng nhớ rằng, họ đã không quên cội rễ của mình.“

Những lời cầu nguyện và những vũ khúc đã cùng đồng hành với gần 700 tín hữu trên đường hành hương từ nhà nguyện Marien đến đài Đức Mẹ Fatima. Tại đó ca đoàn Việt-Đức cùng hát trong Thánh Lễ. Lâu lâu đoàn rước kiệu lại dừng lại để các thiếu nữ có cơ hội „với sự trong trắng của họ kính tôn Đức Maria và cám ơn việc cứu sống bằng những cánh hồng được tung lên,“ như Đức Giám Mục Johannes đã nhận định. Dẫn đầu đoàn rước là lá cờ Đức Mẹ của Việt Nam và bài hát Ave Maria liên tục được cất lên, kiệu Đức Mẹ đã do các em giúp lễ Đức và Việt cùng dẫn đến đài. 

 ------------------------------------------------

Rosenblätter als Dank für die Rettung

Von Manfred Deger
Pfaffenhofen-Marienfried Zum 25. Mal trafen sich 700 sogenannte vietnamesische „Boat People“ und ihre Angehörigen in der Gebetsstätte Marienfried in Pfaffenhofen, um für ihre an ein Wunder grenzende Rettung aus einer scheinbar rettungslosen Situation zu danken. Erstmals im Jahre 1975 erschütterten Bilder von überalterten und völlig überladenen Wasserfahrzeugen die Welt. Dicht gedrängt vegetierten an Bord von der Sonne verbrannte Menschen vor sich hin, dem Hunger- und Dursttod nahe.

Nach Ende des Vietnam-Krieges versuchten über eineinhalb Millionen Vietnamesen der Verfolgung durch das kommunistische Regime zu entfliehen. Der Begriff „Boat People“ wurde zum Inbegriff dieser Flüchtlinge, von denen über eine Viertelmillion im südchinesischen Meer den Tod fand. Über 10 000 wurden gerettet, zum Teil auch von der berühmten „Cap Anamur“, und leben heute in Deutschland. Ein Teil von ihnen konnte inzwischen auch die vermissten Familienangehörigen nachholen. Seit 25 Jahren kommen Hunderte von ihnen zu einem Dankgottesdienst und einer Wallfahrt nach Marienfried, denn viele christliche Flüchtlinge sind überzeugt, dass sie ihre Rettung auch dem Gebet und dem Schutz Mariens zu verdanken haben.
Dies betonte auch der vietnamesische Bischof Johannes Dang duc Ngan, der zur Jubiläumswallfahrt der Boat-People nach Marienfried gekommen war. „Wir danken Jesus und Maria und wir danken den Menschen, die uns hier eine neue Glaubensheimat und ein neues Zuhause geschenkt haben“, sagte er in seiner Festpredigt, der ein vietnamesisch-deutscher Festgottesdienst vorausging.

Pfaffenhofens Zweiter Bürgermeister Erwin Stötter betonte in einem Grußwort: „Es ist uns eine Ehre, dass sie in Marienfried seit einem Vierteljahrhundert jährlich ihrer Rettung gedenken.“ Besonders freue ihn die Tatsache, dass sich immer wieder die Hoffnung erfülle, dass Familien zusammenfinden. „Als Gastgeber bezeugen wir hier unseren Respekt vor dem vietnamesischen Volk und ihrem Bemühen, durch die Wallfahrt und das Gedenken zu zeigen, dass sie ihre Wurzeln nicht vergessen haben.“

Gebete und Tänze begleiteten den fast 700 Gläubige umfassenden Pilgerzug von der Marienkapelle zur Fatimagrotte, wo ein vietnamesisch-deutscher Chor den Gottesdienst umrahmte. Immer wieder machte der Pilgerzug Halt, um festlich gekleideten Mädchen die Gelegenheit zu geben, „mit ihrer Reinheit zu Ehren Marias und zum Dank für die Rettung Rosenblätter zu streuen“, wie Bischof Johannes bemerkte. Angeführt von einer vietnamesischen Marienfahne und einem immer wiederkehrendem Ave Maria zog die Marienstatue umrahmt von deutschen und vietnamesische Ministranten zur Grotte.