"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Freitag, 12. November 2010

So sánh hệ thống hoả tiễn của Đài Loan và Trung cộng

Nguyên Hân
     Trung cộng , trong mấy thập niên vừa qua, và rõ nét nhất là khoảng mười năm sau này, không ngừng tuyên bố là sẽ sát nhập Đài Loan vào Trung Quốc, và sẽ dùng vũ lực, nếu cần. Nhưng cho đến khi các bạn đọc những hàng chữ này, chuyện đó đã xảy ra chưa? 

 
Người viết trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi sự so sánh và phân tích mối tương quan lực lượng của hai bên, căn bản là hệ thống hỏa tiễn (cả tấn công lẫn phòng thủ) giữa Đài Loan và Trung cộng qua phần trình bày tổng hợp –  dựa vào bài “China’s vs Taiwan’s Missile Capability” của ký gỉa Robert Korniol. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải phần nào thắc mắc tại sao Trung Quốc vẫn chưa “xơi tái” Đài Loan, và cũng rất mong bạn đọc chia sẻ với chúng tôi câu hỏi: “Để đối đầu với một Trung cộng  ngày càng hung hãn, lấn lướt láng giềng phương Nam của họ, thì về phương diện quốc phòng, Việt Nam đang có gì để đối phó? Nếu có, thì đã đủ chăng? Và nếu không, tại sao không?”
Nhắm tấn công trước và vô hiệu hóa khả năng của đối phương
Bối cảnh trò chơi chiến tranh chính của quân lực Đài Loan hằng năm là thử toàn bộ khả năng quốc phòng của Trung cộng trong một cuộc chiến toàn diện, trong những năm sau này là bắt đầu với phòng thủ  hoả
tiễn bắn từ Trung cộngpatriot01.jpg image by
 fbuis.

Bất cứ cuộc chiến tranh nào xảy ra giữa eo biển Đài Loan–Trung cộng cũng hứa hẹn muôn vàn phức tạp, không phải chỉ  có cái khả năng lôi  Hoa Kỳ và cả những nước đồng minh vào cuộc chiến. Nhưng trước hết, là tự cuộc chiến giữa hai bên Đài Loan–Trung cộng.
Một cách bài bản, nó sẽ có những trận hải chiến và lực lượng đổ bộ, bao gồm những cuộc đổ bộ của lực lượng đặc biệt, cùng lúc những cuộc chiến một mất một còn giữa hai bên trên mọi mặt từ trên trời, trên biển cho đến trên mặt đất.
Thế nhưng, bước đầu tiên để đánh phủ đầu Đài Loan vẫn là từ trên không, và Trung Quốc có cả kho hỏa tiễn nhằm vào chuyện này.
Cơn mưa hỏa tiễn đạn đạo
Quân đội  Trung cộng (People's Liberation Army, PLA) có đầy hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missiles), bao gồm cả hỏa tiễn có tầm chiến lược phóng từ tàu ngầm và nhiều loại hỏa tiễn phóng từ mặt đất (Land-Attack Cruise Missiles, LACM) đang được phát triển. Nhưng đối với Đài Loan, sự hăm dọa lớn lao nhất đối với họ không phải là những loại hỏa tiễn kể trên, nhưng chính là hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn
(Short-Range Ballistic Missiles, SRBM) đang dàn sẵn và nhắm trực tiếp qua eo biển vào thẳng Đài Loan.

Trung cộng  hiện có hai loại hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn (SRBM): đó là loại DF-11 và
DF-15. Hoa Kỳ phỏng đoán Trung Quốc hiện có khoảng từ 575-625 loại DF-11 và khoảng chừng 300-350 cho loại DF-15. Mỗi loại hỏa tiễn có thể mang được một đầu đạn 500 kí-lô, có nghĩa là 1000 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn này có khả năng thảy xuống Đài Loan 500 tấn chất nổ một khi Trung cộng  quyết định tấn công Đài Loan và ra tay trước.
Nhưng để cho cơn mưa hỏa tiễn đạn đạo này xảy ra, nó phải có những điều kiện đi kèm. Đơn giản vì Đài Loan không ngồi uống trà xỉa răng cho Trung Quốc tha hồ làm mưa làm gíó. Trước hết, Đài Loan hiện có 146
F-16A/B là một loại chiến đấu cơ đa năng – trong số này, khoảng 10 chiếc dùng cho chức năng thám thính, 14 chiếc khác nằm ở Hoa Kỳ để huấn luyện cho phi công Đài Loan, nghĩa là còn lại 122 chiếc cho không quân Đài Loan sử dụng. Mỗi một chiếc có khả năng mang bom nặng 3.600 kí-lô để đánh từ trên không xuống những mục tiêu dưới đất, nếu cả 122 chiếc được trang bị bom và cất cánh cùng lúc thì tổng cộng lượng bom mà 122 chiếc F-16A/B này tha được qua eo biển để “trả lễ” cho Trung cộng là 439 tấn chất nổ so với 500 tấn Trung Quốc “biếu trước” Đài Loan qua cơn mưa hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn. Môn đăng hộ đối?

Đâu đã xong, hỏa tiễn đạn đạo của Trung cộng  một khi bắn xong là hết, trúng trật gì cũng một phát “đùng”, trong lúc chiến đấu cơ của F-16 của Đài Loan có khả năng bay năm phi vụ – nghĩa là trở về lấy bom và trở lại đánh bom – năm lần trong vòng 24 giờ. Ngồi tính nhẩm trong đầu cũng thấy chiến đấu cơ Đài Loan có khả năng đánh Trung cộng  một lượng chất nổ bốn lần nhiều hơn lượng chất nổ Trung Quốc phóng qua Đài Loan trong mỗi ngày.
Dĩ nhiên, hệ thống phòng không của Đài Loan không làm hỏa tiễn Trung cộng  trầy da chảy máu được, ngược lại phi công Đài Loan phải đối đầu với chiến đấu cơ đánh chặn đường của Trung cộng  và dàn hỏa tiễn địa không ở lục địa.

Đài Loan đã có một nỗ lực để khắc phục những nhược điểm của mình bằng cách … xài lớn. Trước hết, Đài Loan yêu cầu Hoa Kỳ bán cho họ 66 chiếc chiến đấu cơ F-16C/D để thay cho khoảng 90 chiếc chiến đấu cơ
F-5E/F sắp về vườn, và đồng thời mua thêm ba dàn Patriot PAC-2 Plus chống hỏa tiễn bắn vào. Và một ngày rất gần đây, Đài Loan sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt loại hỏa tiễn bắt hỏa tiễn chiến thuật Tien Kung 3 (Sky Bow 3) do chính Đài Loan thiết kế và chế tạo.

Đương nhiên, Trung cộng  phải thấy điểm nhược của Đài Loan, nên một khi tấn công, PLA sẽ bắn  hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn từng đợt, và sẽ ngừng từng đợt để đánh gía tình hình trước khi đánh tiếp. Hỏa tiễn tầm ngắn này chủ yếu là nhắm vào hai loại mục tiêu chính: những phi trường quân sự của Đài Loan, nhắm mục đích làm trì hoãn hay vô hiệu hóa khả năng không lực của Đài Loan, và mục tiêu thứ hai là những cơ sở kiểm soát và chỉ huy. Hệ thống phòng không Đài Loan đương nhiên cũng nằm trong “danh sách đi chợ” của PLA, bên cạnh xa lộ, nhà máy phát điện, nhà máy lọc dầu.

Cơn mưa hỏa tiễn đạn đạo sẽ là món khai vị, rồi gì nữa? Theo một chuyên gia quân sự Đài Loan: “Ưu thế trên không sẽ là ưu tiên hàng đầu cho Trung cộng . Sau cơn mưa hỏa tiễn, là không lực (air power)”.

Không chiến? Không còn là yếu tố quyết định
Điểm yếu của Đài Loan trong giai đoạn này là căn cứ không quân qúa khiêm tốn, tổng cộng 12 căn cứ nằm trên một hòn đảo không mấy lớn. Bộ Quốc phòng Đài Loan tin rằng họ có thể phóng 20 chiếc chiến đấu cơ đã được trang bị tận răng để phản công trước khi hỏa tiễn Trung Quốc đánh trúng mục tiêu và có khả năng hủy hoại phi đạo đến mức độ không có thể dùng được nữa, và những chiếc phi cơ đã được cất cánh kịp thời này sẽ phải đáp xuống những xa lộ được biến thành phi đạo khẩn cấp để lấy xăng dầu và để được gắn bom tiếp.
Hai mươi chiếc F-16s thường có thể mang được tổng cộng 72 tấn bom. Các phi đạo bị đánh hư có thể được sửa và đưa vào sử dụng trong sáu giờ đồng hồ bằng hệ thống sửa xa lộ nhanh – là một kỹ thuật và phương pháp Đài Loan học được từ Hoa Kỳ vào những năm sau này, lẽ dĩ nhiên đó là trong trường hợp những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Trung Quốc chỉ phá hư các phi đạo Đài Loan một cách tương đối. Càng tấn công thì càng mất thời gian để sửa, và có thể có sự chậm trễ trong sửa chữa nếu PLA dùng những võ khí nhắm vào người như bom bi đi kèm.

Có điều, hỏa tiển đạn đạo của Trung cộng có chính xác không thì cần xét lạ. Vì nhắm vào Đài Loan và bắn trúng Hải Nam thì xem như … lỗ vốn.

Cái khả năng bắn trật mục tiêu được gọi là circular error probability (CEP), nhằm đo lường sự chính xác của hỏa tiễn. Hỏa tiễn tầm ngắn của Trung Quốc loại DF-15 được ghi nhận là trúng cách mục tiêu khoảng 500 đến 600 mét, loại DF-15 trúng cách mục tiêu khoảng 150 đến 500 mét. Loại hỏa tiễn DF-15 này đã được cải tiến để có độ CEP dưới 200 mét, trong lúc loại DF-15 B/C cũng đã được cải tiến để có độ CEP trong khoảng 30 đến 50 mét.

Để so sánh, một nguồn tham khảo cho hay gần 80 phần trăm hỏa tiễn Tomahawk được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh vùng vịnh Ba Tư (Persian Gulf) đánh trúng cách mục tiêu trong khoảng cách 3 mét.

Chiến đấu cơ Mirage 2000, khả năng chiến đấu được đánh gía cao. Không lực Đài Loan hiện có khoảng 57 chiếc.
 
Nguồn: airforcetechnology.com


Không quân Đài Loan hiện có 57 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 của Pháp chiếm một vai trò ưu thế trên không và 90 chiếc F-5E/F cùng 128 chiếc Ching Kuo để
bổ sung cho F-16s tấn công các mục tiêu dưới mặt đất. Chiến đấu cơ F-5s thì cũ và chiến đấu cơ Ching Kuo thì tiềm lực chiến đấu yếu, lẽ cố nhiên nó vẫn có tính chiến đấu của nó.

Mục tiêu ưu tiên của chiến đấu cơ Đài Loan là các dàn phóng hỏa tiễn của Trung cộng , những căn cứ không quân và những cơ sở kiểm soát và chỉ huy. Những chiến đấu cơ này có thể bị hỏa tiễn địa không của Trung Quốc bắn rơi, cùng lúc những dàn phóng này cũng là mục tiêu của những chiến đấu cơ.

Và phi công Đài Loan tự tin rằng họ có thể chơi tay đôi một cách hiệu qủa nếu gặp phải chiến đấu cơ đánh chận đường của Trung Quốc.

Các chuyên viên nghiên cứu ngoại quốc thường đánh gía phi công Đài Loan có nhiều giờ bay và được huấn luyện tốt hơn so với phi công Trung cộng . Không quân Trung cộng  đã cố gắng cải thiện cả hai lãnh vực này trong những năm gần đây, nhưng một cựu phi công của không quân Đài Loan cho rằng đó không là điểm quan trọng  nữa.

“Không chiến không còn có tính quyết định đối với phi công. Quan trọng hơn là cái khả năng phát giác  đối phương sớm và hỏa tiển tầm trung gắn trên chiến đấu cơ,” theo lời cựu phi công này. “F-16s có khả năng khóa mục tiêu và bắn, nghĩa là khả năng thấy mục tiêu và bắn trước, sớm hơn chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 của Trung cộng .”
Chiến đấu cơ Sukhoi 30 của không quân Trung Quốc hiện có. Nguồn: airforcetechnology.com

“Hỏa tiễn không-không giữa hai bên có thể nói là bên tám lạng bên nửa cân, nhưng cái khác biệt là ở độ nhạy của ra-đa. Máy bay của Nga chế tạo có độ tín hiệu chéo (RCS) lớn hơn F-16 của Hoa Kỳ, nghĩa là máy bay của Nga (Sukhoi) chế tạo bị đối phương (F-16) phát hiện sớm hơn.”

Đài Loan nỗ lực giải quyết điểm nhược của mình
Giải quyết vấn đề bị hỏa tiễn Trung cộng  hăm dọa nhấn mạnh sự khác biệt có tính chiến lược giữa Đài Bắc (Taipei) và Hoa Thạnh Đốn (Washington), phản ảnh hai quan điểm chủ động và thụ động trong việc bảo vệ Đài Loan.
Hỏa tiễn Patriot PAC-3 được chế tạo nhằm bay lên tìm và chụp hỏa tiễn đối phương đang trên đường bay đến mục tiêu. Nguồn: defencetalk.com

Hoa Kỳ thì khuyến khích một chiến lược dựa vào lãnh thổ, trong trường hợp này nhấn mạnh nhu cầu cần có một hệ thống phòng không tối tân , có khả năng tìm và phá hủy được những hỏa tiễn tấn công vào mình vẫn đang còn trên đường bay đến mục tiêu. Điều này giải thích sự mong muốn rõ ràng từ phía Hoa Kỳ trong việc bán hệ thống phòng không Patriot PAC-3 cho Đài Loan, Đài Loan vẫn mua nhưng không mấy làm thiết tha, thêm vào đó, họ còn muốn mua bốn chiếc khu trục hạm loại Kidd với khả năng phòng không rất đặc biệt của nó. 

Đó cũng rất có thể là lý do vì sao loại chiến đấu cơ Ching Kuo có tiềm lực yếu, vì Hoa Kỳ chỉ cung cấp cho Đài Loan động cơ phản lực đã bị hạn chế tầm hoạt động và tính chịu đựng. Hoa Kỳ chỉ muốn Đài Loan tự bảo vệ mình khi bị tấn công nhưng không thể phóng những cuộc phản công sâu vào nội địa Trung cộng .
Ngược lại, Đài Bắc, tìm cách nâng cao hệ thống phòng không của mình với khả năng có thể phá hủy những dàn phóng hỏa tiễn của Trung cộng  trước khi những dàn phóng này có thể bắn thêm hỏa tiễn. Chiến lược này, được biết như chính sách “phòng thủ chủ động”, sẽ “mang cuộc chiến ra khỏi Đài Loan”.
Điều này được thấy khi Đài Loan đang theo đuổi ba chương trình phát triển hỏa tiễn đạn đạo địa-địa (SSM), mặc dù chưa ai biết gì nhiều. Ba chương trình này gồm có một cái bắt đầu từ năm 1997 với một SSM có khả năng bắn cao 1000 cây số, và một chương trình thứ nhì được gọi là Tien Chi (Sky Halberd), với tầm bắn khoảng 300 cây số với đầu đạn nặng 500 kg, và một loại LACM với cự ly hiện được đoán chừng 600 cây số, chế biến từ hỏa tiễn chống chiến hạm Hsiung Feng (Brave Wind) được phát triển bởi Đài Loan.
Hỏa tiễn Tien Kung 3 của Đài Loan tự chế tạo. Nguồn: taiwanairpower.com

Bà con hồi hộp đoán gìa đoán non là trong ngày lễ Song Thập hôm tháng Mười năm nay (2007), chính phủ sẽ cho trình làng hỏa tiễn LACM mới, loại Hsiung Feng IIE, nhưng bé cái nhầm. Chính phủ Đài Bắc chỉ cho “nhá” chơi chút đỉnh nhưng vẫn đang dấu kín con bài tẩy Hsiung Feng IIE này.
Đài Loan hiện nhấn mạnh vào chiến lược “phòng thủ chủ động” được phản ảnh qua cuộc tranh luận cùng lúc đang xảy ra ở Nhật Bản. Đông Kinh (Tokyo) tương tự, cũng thiếu  khả năng tấn công các dàn phóng hỏa tiễn, và cũng như những căn cứ không quân của Trung cộng  trong trường hợp có xung đột, mà một vài người nghĩ rằng họ nên có.
Liên hệ về hiện tình Việt Nam, vài điều gợi ý để suy nghĩ
Trong 1000 dàn phóng hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn FD-11 và FD-15 Trung cộng  hiện đang có, nếu Trung cộng thử gân Hà Nội bằng cách chuyển một nữa dàn phóng này đến biên giới Việt Trung và nhắm vào làng Ba Đình ở Hà Nội, với khả năng 250 tấn chất nổ  xuống Ba Đình một lần phóng, ngày phóng bốn lần sáng trưa chiều tối thì Việt Nam tính sao đây?

 
Khu trục hạm Trung Quốc Haizhou Class hai hình bên phải, và bên trái là tàu tuần duyên hải quân Việt Nam BPS-500 Class hiệnđang được đóng ở Sài Gòn theo mẫu mã của Nga. Nguồn: DCVOnline.

Cùng lúc, chỉ cần khoảng 20 tàu ngầm và chiến hạm nổi (surface ships) Trung cộng  dàn dọc 2200 cây số đường biển của Việt Nam cấm tàu bè nội bất xuất ngoại bất nhập Việt Nam trong một tháng, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu?
Trong lúc đó, Trung cộng  đã xây xong phi đạo ở Trường Sa, không quân Trung cộng  có thể không kích và khống chế vùng trời Việt Nam từ phía bắc và phía nam cùng một lượt, thì liệu mười mấy chiếc Sukhoi của không quân Việt Nam có đường thoát để bay đi tị nạn
như máy bay Iraq đã từng bay qua tị nạn ở Iran trong trận chiến vùng Vịnh năm 1991?
Đã qua rồi cái thời “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc…” Một cuộc chiến tranh ngày hôm nay, không thuần chỉ là ý chí và lòng hy sinh.

  
Và khi nào đây thì nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ chấm dứt bưng bít thông tin? Để tuổi trẻ Việt Nam được thấy sự yếu kém của hệ thống quốc phòng Việt Nam hiện nay? Họ cần thấy sự thật. Vì có đổ xương máu để bảo vệ Tổ Quốc, thì cũng chính là xương máu của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay. Họ cần thấy cái yếu kém của mình, để tìm nguyên nhân mà cải thiện. Đó chính là mục đích. Hãy hy vọng thế.

TỔNG HỢP