"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 16. Februar 2011

Về một bài dịch láo và nguy hiểm



Trần Quốc Việt & Dân Làm Báo – Bài dịch (hay phóng tác, hay vừa dịch vừa chế ) nhan đề “Thể chế chính trị phải hoàn thiện cùng kinh tế” đăng trên Vietnam net là điển hình của sự dối trá, thiếu tự trọng, xem thường người đọc và coi khinh tác giả, một giáo sư kinh tế chính trị ở đại học Harvard. Lâm Vũ là tác giả /dịch giả của bài.

Sau đây chúng tôi chứng minh những điều gian dối trong bài dịch.

1. Trong đoạn (bản tiếng Anh) (phần in đậm dùng để chứng minh những điểm sai, thiếu, hay gian trá trong bài dịch):

“Yet in the end it did not matter. The Tunisian and Egyptian people were, to paraphrase Howard Beale, mad as hell at their governments, and they were not going to take it anymore. If Tunisia’s Zine El Abidine Ben Ali or Egypt’s Hosni Mubarak were hoping for political popularity as a reward for economic gains, they must have been sorely disappointed.”

(Bản dịch trên Vietnam net):
“Tuy nhiên, trên thực tế những thành tựu phát triển của hai quốc gia này cũng không cứu vãn nổi hai chính phủ đương nhiệm của chúng. Trong những ngày này, người dân tại Tunisia  và Ai Cập đang nổi giận với các chính phủ của họ, và yêu cầu thay thế một chính phủ mới.
Nếu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia hay Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập hi vọng rằng họ sẽ dành được sự ủng hộ chính trị bởi những thành tựu phát triển, thì hẳn bây giờ họ đang thất vọng sâu sắc.”

Câu không dịch trọn vẹn hoàn toàn như sau:
“Nhân dân Tunisia và Ai Cập, xin mượn lời của Howard Beale, tức giận chính phủ của họ ghê gớm đến mức họ không chịu đựng nỗi nữa.” (TQV dịch)

2. Trong đoạn (bản tiếng Anh) ( phần in nghiêng của tác giả)
“One lesson of the Arab annus mirabilis, then, is that good economics need not always mean good politics; the two can part ways for quite some time. It is true that the world’s wealthy countries are almost all democracies. But democratic politics is neither a necessary nor a sufficient condition for economic development over a period of several decades.”

(Bản dịch trên Vietnam net):
“Một bài học mà thế giới Ả-rập đã cung cấp cho chúng ta, đó là một nền kinh tế tốt chưa hẳn đã đi kèm với một nền chính trị tốt, và trong cùng một thời điểm, nền chính trị và nền kinh tế của một quốc gia có thể tiến hóa theo hai xu hướng ngược nhau. Mặc dù đúng là các phần lớn các quốc gia giàu có trên thế giới đều đã thiết lập được nền dân chủ, nhưng nền chính trị dân chủ không hẳn đã là điều kiện cần và đủ cho phát triển kinh tế trong dài hạn (khoảng vài thập niên).”

“annus mirabilis” là tiếng La Tinh nghĩa “năm đầy phép lạ” như năm 1989 ở Đông Âu, năm 2011 ở Tunisia và Ai Cập. Hai từ La Tinh không được dịch dù người dịch có thể tìm thấy rất dễ dàng trong các tự điển tiếng Anh hay trên mạng.

Và câu dịch, “và trong cùng một thời điểm, nền chính trị và nền kinh tế của một quốc gia có thể tiến hóa theo hai xu hướng ngược nhau”, là sai, thêm thắt, và ngụy biện vì người đọc có thể nghĩ rằng độc tài có thể tốt trong nền kinh tế thịnh vượng. Nhưng tác giả trong nguyên bản chỉ nói rằng “cả hai trong thời gian dài có thể không tồn tại chung.” Điều đó có nghĩa chính trị tốt có thể không hiện diện trong nền kinh tế phát triển tốt dưới chế độ độc tài như ở Tuniasia, Ai cập, Trung Quốc.

3. “Authoritarian countries” (trong nguyên bản) là các nước độc tài, chứ không phải “nền chính trị tập quyền ” như trong bản dịch.  Ác là ác, chứ không nên gọi “ác là chưa được tốt” hay “đói là thiếu một phần lương thực.”

4. “In Tunisia, Freedom House reported prior to the Jasmine revolution, “the authorities continued to harass, arrest, and imprison journalists and bloggers, human rights activists, and political opponents of the government.” The Egyptian government was ranked 111th out of 180 countries in Transparency International’s 2009 survey of corruption.”
(Bản dịch trên Vietnam net):
“Freedom House (một tổ chức phi chính phủ của Mỹ thành lập từ năm 1941 nhằm thúc đẩy nền dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền trên thế giới) đã cho biết, kể từ khi diễn ra cuộc “cách mạng Jasmine” tại Tunisia gần 3 tháng qua, “các nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đàn áp, bắt giữ và bỏ tù các nhà báo, blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà chính trị đối lập”. Còn Chính phủ Ai Cập xếp hạng thứ 111 trên 180 quốc gia về chỉ số tham nhũng, theo điều tra năm 2009 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế  (Transperancy International).”

Sai hoàn toàn! “Ở Tunisia, Freedom House báo cáo trước khi cuộc cách mạng hoa nhài diễn ra….” chứ không phải là “kể từ khi diễn ra cuộc “cách mạng Jasmine” tại Tunisia gần 3 tháng qua”. Dịch như vậy là ác, là cố tình bóp méo sự thật, và khiến người đọc tin rằng trấn áp vẫn tiếp tục vẫn diễn ra sau khi cách mạng hoa nhài thành công. Nguời dịch không biết tiếng Anh hay không biết xấu hổ khi đảo nguợc 360 độ ý của tác giả.

5.Trong đoạn (bản tiếng Anh)

“A second lesson is that rapid economic growth does not buy political stability on its own, unless political institutions are allowed to develop and mature rapidly as well. In fact, economic growth itself generates social and economic mobilization, a fundamental source of political instability.”
(Bản dịch trên Vietnam net):
“Một bài học thứ hai là: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ không tạo điều kiện cho sự ổn định chính trị, trừ khi các thể chế chính trị chủ động tự hoàn thiện dần và cùng trưởng thành với nền kinh tế. Trên thực tế, tự thân tăng trưởng kinh tế sẽ tích lũy các điều kiện kinh tế và xã hội để tạo ra bất ổn định chính trị vào thời điểm chín muồi.

Câu in đậm đúng nghĩa là “Thực ra, chính sự phát triển kinh tế tạo ra sự thăng tiến xã hội và kinh tế, nguồn bất ổn chính trị căn bản” (TQV dịch). Đâu là “điều kiện”, là “thời điểm chín muồi”. Dịch ở đây không còn là dịch nữa mà là tự thân “sáng tạo”!

6. Trong đoạn (bản tiếng Anh)

“As the late political scientist Samuel Huntington put it more than 40 years ago, “social and economic change – urbanization, increases in literacy and education, industrialization, mass media expansion – extend political consciousness, multiply political demands, broaden political participation.” Now add social media such as Twitter and Facebook to the equation, and the destabilizing forces that rapid economic change sets into motion can become overwhelming.

(Bản dịch trên Vietnam net):
Nhà khoa học chính trị lỗi lạc người Mỹ, Samuel P. Huntington (1927-2008), đã chỉ ra cách đây hơn 40 năm rằng, “các biến đổi xã hội và kinh tế – đô thị hóa, sự phát triển của dân trí và giáo dục, và sự phát triển của truyền thông đại chúng – tất cả sẽ làm gia tăng nhận thức chính trị, nhân rộng các nguyện vọng chính trị, và mở rộng sự tham gia chính trị”. Ngày nay, bên cạnh những yếu tố như Huntington chỉ ra, thì các mạng xã hội như Twitter và Facebook đã trở thành các yếu tố mới để thúc đẩy sự tham gia chính trị, đặc biệt là khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.

Hàng chữ in đậm đúng ra là “Nhưng hôm nay nhờ có thêm các mạng xã hội Twitter và Facebook, các lực gây bất ổn vốn do sự thay đổi kinh tế mau chóng sinh ra lại càng thêm rất mạnh.” (TQV dịch).

Bất ổn thật ra luôn luôn tiềm ẩn trong một thể chế độc tài. Lửa bất ổn luôn có sẵn, Twitter và Facebook chỉ là gió thổi lửa bùng lên và lan ra!

7. Trong đoạn (bản tiếng Anh)

“The events in the Middle East amply demonstrate the fragility of the second model. Protesters in Tunis and Cairo were not demonstrating about lack of economic opportunity or poor social services. They were rallying against a political regime that they felt was insular, arbitrary, and corrupt, and that did not allow them adequate voice.”

(Bản dịch trên Vietnam net):
“Những sự kiện đang diễn ra tại Trung Đông đã chứng minh rõ ràng tính mỏng manh của mô thức thứ hai. Những người biểu tình tại thủ đô Tunis của Tunisia và thủ đô Cai-rô của Ai Cập không phản ứng với sự thiếu cơ hội kinh tế hay các dịch vụ xã hội nghèo nàn.”
Tại sao Lâm Vũ cố tình không dịch câu cuối (in đậm) trong đoạn trích ở trên:

“Những người biểu tình này tập hợp lại để chống lại chế độ chính trị mà họ cảm thấy là xa rời nhân dân, tuỳ tiện, thối nát và nhất là không cho họ cất lên tiếng nói trọn vẹn của người dân.” (TQV dịch). Dịch thêm một đinh nghĩa mới do Vietnam net nghĩ ra, tức dịch là tự ý bỏ tùy thích miễn sao hợp lòng chế độ!

8. Trong đoạn (bản tiếng Anh)

“A political regime that can handle these pressures need not be democratic in the Western sense of the term. One can imagine responsive political systems that do not operate through free elections and competition among political parties. Some would point to Oman or Singapore as examples of authoritarian regimes that are durable in the face of rapid economic change. Perhaps so. But the only kind of political system that has proved itself over the long haul is that associated with Western democracies.”

(Bản dịch trên Vietnam net):
Có thể ở đâu đó, vẫn có những thể chế chính trị có khả năng xử lý được các tình huống kiểu này. Người ta có thể nghĩ đến các hệ thống chính trị mang tính phản ứng, vốn không hoạt động dựa trên các cuộc bầu cử tự do và sự cạnh tranh giữa các đảng chính trị. Có thể chỉ ra trường hợp một số quốc gia như Oman hay Singapore, là những nền chính trị chuyên chế vẫn duy trì được quyền lực một cách hài hòa cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.”

Vũ ơi, sao lại cắt câu của tác giả nữa. Câu cuối không được dịch như sau: “Nhưng hệ thống chính trị duy nhất đã khẳng định mình lâu dài là hệ thống chính trị như các nước dân chủ Tây phương.” (TQV dịch).

9. Cả một đoạn sau không được dịch:

“Which brings us to China. At the height of the Egyptian protests, Chinese Web surfers who searched the terms “Egypt” or “Cairo” were returned messages saying that no results could be found. Evidently, the Chinese government did not want its citizens to read up on the Egyptian protests and get the wrong idea. With the memory of the 1989 Tiananmen Square movement ever present, China’s leaders are intent on preventing a repeat.”

” Điều trên khiến chúng ta liên tưởng đến Trung Quốc. Vào lúc cao trào của các cuộc biểu tình ở Ai Cập, những cư dân mạng Trung Quốc tìm kiếm các từ “Ai Cập” hay “Cairo” đều nhận thông báo phản hồi rằng không thể tìm thấy các từ này trên mạng. Hiển nhiên, chính quyền Trung Quốc không muốn dân của mình đọc các bài về các cuộc biểu tình ở Ai Cập vì sợ nhiễm độc tư tưởng. Luôn luôn khắc sâu trong ký ức phong trào Thiên An Môn năm 1989 ngày nào, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm không để xảy ra trường hợp tương tự.” (TQV dịch).

Vị giáo sư Harvard tác giả ơi, ở Việt Nam chúng tôi “lương tâm không bằng lương tháng” hay nhuận bút cho nên chúng tôi phải Việt nam hóa bài của ông bằng cách đục, cắt, bỏ mọi thứ.

10. Trong đoạn (bản tiếng Anh)

China is not Tunisia or Egypt, of course. The Chinese government has experimented with local democracy and has tried hard to crack down on corruption. Even so, protest has spread over the last decade. There were 87,000 instances of what the government calls “sudden mass incidents” in 2005, the last year that the government released such statistics, which suggests that the rate has since increased. Dissidents challenge the supremacy of the Communist Party at their peril.

(Bản dịch trên Vietnam net):
“Điều này giúp ta liên tưởng đến Trung Quốc. Tất nhiên là Trung Quốc không phải là Tunisia hay Ai Cập. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm về “dân chủ cơ sở”, và đang cố gắng tiêu diệt nạn tham nhũng. Tuy vậy, các cuộc phản ứng vẫn đang gia tăng tại lục địa này trong suốt thập niên vừa qua.”

Hãy hỏi người Ai Cập từ già đến bé từ  “protest” là gì? Protest là biểu tình, là xuống đường để đòi lại giá trị và nhân phẩm. Tại sao Lâm Vũ dịch là “phản ứng “?

Câu cuối tại sao không dịch hay bị đục bỏ?
“Trong năm 2005 có 87.000 vụ chính quyền gọi “các vụ tập thể tự phát”, năm ngoái chính quyền công bố những thống kê như thế, điều này gợi ý rằng kể từ năm ấy số lượng các vụ càng gia tăng. Bằng sự liều lĩnh của mình, các nhà bất đồng chính kiến hiện đang thách thức quyền lực tối thượng của Đảng Cộng sản.” (TQV dịch)

11. Trong đoạn (bản tiếng Anh)
Đoạn cuối hay câu cuối kết thúc bài thường rất quan trọng vì nó tóm tắt lại ý chính tác giả muốn viết. Thế mà Lâm Vũ và Vietnam net đành đoạn cất ngang câu cuối của bài như sau :
“But Egypt and Tunisia have just sent a sobering message to China and other authoritarian regimes around the world: don’t count on economic progress to keep you in power forever.”
“Nhưng Ai cập và Tunisia mới vừa gởi tín hiệu gây ớn lạnh cho Trung Quốc và các chế độ độc tài trên thế giới: chớ dại mà mong sự tiến bộ kinh tế sẽ giúp các người giữ vững được quyền lực mãi mãi.” (TQV dịch).

Bài viết này có lẽ sẽ được dịch sang tiếng Anh và gởi tới giáo sư Dani Rodrik để cho giáo sư biết người Việt Nam cũng biết tự trọng và xấu hổ khi người Việt Nam khác dù là cá nhân hay tập thể làm những chuyện xấu hổ như trên.

Trần Quốc Việt (Danlambao)
Một ngày Valentine không vui.
Nguồn bài tiếng Anh:

****************
Dân Làm Báo đã đăng bài dịch của Lâm Vũ – Vietnam Net. Xin được đem qua nơi đây để bạn đọc dễ theo dõi.

Thể chế chính trị phải hoàn thiện cùng kinh tế

Lâm Vũ (Theo Project Syndicate) -Tunisia và Ai Cập đều có chỉ số phát triển con người cao và đạt nhiều thành tựu phát triển trong thời gian qua. Nhưng hai vị Tổng thống đều đã phải ra đi. Bài học từ thế giới Ả-rập là một nền kinh tế tốt chưa hẳn đã đi kèm với một nền chính trị tốt, và nền chính trị và kinh tế của một quốc gia có thể tiến hóa theo hai xu hướng ngược nhau.

Từ những biến động gần đây ở Tunisia và Ai Cập, dẫn tới việc hai vị Tổng thống phải dứt áo ra đi sau hàng chục năm cầm quyền, học giả Dani Rodrik đã có bài phân tích sâu về mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Đây là một cách đặt vấn đề theo chủ quan của tác giả, và cần được tranh luận một cách thẳng thắn, khoa học.

Dani Rodrik là Giáo sư Kinh tế chính trị học tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvad, và là tác giả của cuốn sách: Một kinh tế học, nhiều phương thức: Toàn cầu hóa, Các thể chế và Tăng trưởng kinh tế. (One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth)

Chính trị và kinh tế có thể tiến hóa trái ngược

Có thể phát hiện đáng chú ý nhất trong Báo cáo phát triển con người – báo cáo thường niên lần thứ 20 của Liên Hợp Quốc mới công bố gần đây, là thành tựu xuất sắc của các quốc gia Hồi giáo tại Trung Đông và Bắc Phi trong lĩnh vực này.

Về Chỉ số phát triển con người (HDI), Tunisia xếp hạng thứ 6 trên tổng số 135 quốc gia, một thành tựu vượt bậc của quốc gia này sau hơn 4 thập niên phát triển, cao hơn cả Malaysia, Hồng Kông, Mexico và Ấn Độ. Ai Cập đứng ở vị trí thứ 14, thấp hơn một chút.

Chỉ số HDI đo lường sự phát triển mà trong đó các thành tựu y tế và giáo dục được đánh giá quan trọng ngang bằng với tăng trưởng kinh tế. Ai Cập, và đặc biệt là Tunisia có thể không xuất sắc lắm trên bình diện tăng trưởng kinh tế, nhưng hai quốc gia này đã thực sự thành công trên các chỉ số phát triển khác.

Với tuổi thọ trung bình là 74, người dân Tunisia có tuổi thọ cao hơn cả Hungary và Estonia, là hai nước có thu nhập bình quân đầu người cao gấp đôi Tunisia. Khoảng 69% trẻ em tại Ai Cập được đến trường, một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với Malaysia – một quốc gia giàu có hơn Ai Cập. Rõ ràng, Tunisia và Ai Cập đã thành công trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội, và phân phối lợi ích của tăng trưởng kinh tế một cách rộng rãi.

Tuy nhiên, trên thực tế những thành tựu phát triển của hai quốc gia này cũng không cứu vãn nổi hai chính phủ đương nhiệm của chúng. Trong những ngày này, người dân tại Tunisia  và Ai Cập đang nổi giận với các chính phủ của họ, và yêu cầu thay thế một chính phủ mới.

Nếu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia hay Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập hi vọng rằng họ sẽ dành được sự ủng hộ chính trị bởi những thành tựu phát triển, thì hẳn bây giờ họ đang thất vọng sâu sắc.
Cách mạng hòa nhài ở Tunisia đã lật đổ Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali. Ảnh: Reusters
Một bài học mà thế giới Ả-rập đã cung cấp cho chúng ta, đó là một nền kinh tế tốt chưa hẳn đã đi kèm với một nền chính trị tốt, và trong cùng một thời điểm, nền chính trị và nền kinh tế của một quốc gia có thể tiến hóa theo hai xu hướng ngược nhau. Mặc dù đúng là các phần lớn các quốc gia giàu có trên thế giới đều đã thiết lập được nền dân chủ, nhưng nền chính trị dân chủ không hẳn đã là điều kiện cần và đủ cho phát triển kinh tế trong dài hạn (khoảng vài thập niên).

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, nhưng Tunisia, Ai Cập và nhiều quốc gia Trung Đông khác vẫn đang phải chung sống với nền chính trị tập quyền, được cai trị bởi một nhóm “cánh hẩu”, đi kèm với sự lan tràn của tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, và gia đình trị. Thứ bậc xếp hạng về tự do chính trị và tham nhũng của các quốc gia này tương phản sâu sắc với thứ bậc về các chỉ số phát triển.

Freedom House (một tổ chức phi chính phủ của Mỹ thành lập từ năm 1941 nhằm thúc đẩy nền dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền trên thế giới) đã cho biết, kể từ khi diễn ra cuộc “cách mạng Jasmine” tại Tunisia gần 3 tháng qua, “các nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đàn áp, bắt giữ và bỏ tù các nhà báo, blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà chính trị đối lập”. Còn Chính phủ Ai Cập xếp hạng thứ 111 trên 180 quốc gia về chỉ số tham nhũng, theo điều tra năm 2009 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế  (Transperancy International).

Và tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng: Ấn Độ đã thiết lập nền dân chủ kể từ thời điểm giành độc lập vào năm 1947, nhưng quốc gia này vẫn không thoát khỏi quá trình tăng trưởng thấp trong suốt hơn 30 năm, cho đến tận những năm đầu tiên của thập kỷ 1980.

Thể chế chính trị phải hoàn thiện cùng kinh tế

Một bài học thứ hai là: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ không tạo điều kiện cho sự ổn định chính trị, trừ khi các thể chế chính trị chủ động tự hoàn thiện dần và cùng trưởng thành với nền kinh tế. Trên thực tế, tự thân tăng trưởng kinh tế sẽ tích lũy các điều kiện kinh tế và xã hội để tạo ra bất ổn định chính trị vào thời điểm chín muồi.

Nhà khoa học chính trị lỗi lạc người Mỹ, Samuel P. Huntington (1927-2008), đã chỉ ra cách đây hơn 40 năm rằng, “các biến đổi xã hội và kinh tế – đô thị hóa, sự phát triển của dân trí và giáo dục, và sự phát triển của truyền thông đại chúng – tất cả sẽ làm gia tăng nhận thức chính trị, nhân rộng các nguyện vọng chính trị, và mở rộng sự tham gia chính trị”. Ngày nay, bên cạnh những yếu tố như Huntington chỉ ra, thì các mạng xã hội như Twitter và Facebook đã trở thành các yếu tố mới để thúc đẩy sự tham gia chính trị, đặc biệt là khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
Người biểu tình Ai Cập vui mừng khi Tổng thống tuyên bố từ chức. Ảnh: AP
Những lực lượng này sẽ trở nên mạnh mẽ nhất khi khoảng cách giữa sự tham gia xã hội và chất lượng của các thể chế chính trị ngày càng trở nên cách biệt. Có hai mô thức ứng phó của các thể chế chính trị đối với các nguyện vọng chính trị của nhân dân. Mô thức thứ nhất: khi các thể chế chính trị của một quốc gia đã trưởng thành, thì các thể chế này sẽ đáp ứng các nguyện vọng chính trị của nhân dân thông qua sự điều tiết, hành động và phát ngôn. Mô thức thứ hai: khi các thể chế này vẫn còn chưa phát triển, chúng sẽ tìm cách dập tắt các nguyện vọng và hi vọng chính trị của nhân dân, với hi vọng rằng các nguyện vọng và hi vọng này sẽ tự biến mất, hoặc sẽ được bù đắp bởi các thành tựu trong phát triển kinh tế.

Những sự kiện đang diễn ra tại Trung Đông đã chứng minh rõ ràng tính mỏng manh của mô thức thứ hai. Những người biểu tình tại thủ đô Tunis của Tunisia  và thủ đô Cai-rô của Ai Cập không phản ứng với sự thiếu cơ hội kinh tế hay các dịch vụ xã hội nghèo nàn.

Có thể ở đâu đó, vẫn có những thể chế chính trị có khả năng xử lý được các tình huống kiểu này. Người ta có thể nghĩ đến các hệ thống chính trị mang tính phản ứng, vốn không hoạt động dựa trên các cuộc bầu cử tự do và sự cạnh tranh giữa các đảng chính trị. Có thể chỉ ra trường hợp một số quốc gia như Oman hay Singapore, là những nền chính trị chuyên chế vẫn duy trì được quyền lực một cách hài hòa cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Điều này giúp ta liên tưởng đến Trung Quốc. Tất nhiên là Trung Quốc không phải là Tunisia hay Ai Cập. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm về “dân chủ cơ sở”, và đang cố gắng tiêu diệt nạn tham nhũng. Tuy vậy, các cuộc phản ứng vẫn đang gia tăng tại lục địa này trong suốt thập niên vừa qua.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đang hi vọng rằng sự tăng trưởng nhanh chóng trong mức sống và các cơ hội kinh tế rộng mở của người lao động sẽ làm giảm căng thẳng xã hội và chính trị. Đó là lý do tại sao họ đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm lên tới 8% hoặc cao hơn – một con số ngoạn mục mà họ tin rằng qua đó sẽ giúp kiềm chế căng thẳng xã hội.