"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 14. September 2011

Con tắc kè Cao Huy Thuần

Lữ Giang
 
Nhóm Thích Trí Quang có ba nhà trí thức lớn chủ trương “Trá hàng VC để làm Văn Hóa, Hoằng Pháp...”, xâm nhập Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước và tiến tới thống lãnh Phật Giáo Việt Nam, đó là Thiền sư Nhất Hạnh, Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu) và Cao Huy Thuần. Trong ba nhân vật này, Thiền sư Nhất Hạnh là người hành động có chỉ đạo, có mưu lược, có kế hoạch, có chiến lược và chiến thuật nhất, nhưng cuối cùng cũng đã bị trúng kế của Việt Cộng. 
 
Lê Mạnh Thát, Cao Huy Thuần, và đa số các phần tử thuộc nhóm Thích Trí Quang đều là những phần tử cực đoan, khẳng định Phật giáo là siêu việt và Phật giáo là đạo dân tộc. Hiểu rõ cuồng vọng đó, Đảng CSVN đã khai thác triệt để. Trong Đại hội Phật giáo kỳ II, năm 1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: 
 
“Hơn 40 năm trong công cuộc cách mạng giành độc lập tự do thống nhất cho tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đông đảo Tăng Ni và tín đồ theo đạo Phật đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của đất nước, tô đậm thêm truyền thống yêu nước, gắn bó dân tộc, với chủ nghĩa xã hội của đạo Phật Việt Nam.”
 
Lời tuyên bố này cho thấy không phải chỉ một số cao tăng của Phật Giáo khẳng định Phật Giáo “có công với Cách Mạng”, mà Đảng CSVN cũng xác nhận như vậy.
 
Cao Huy Thuần ngoài việc “trá hàng” còn có lòng thù hận Thiên Chúa Giáo rất cao. Nhưng cũng như Phật Giáo, cả Lê Mạnh Thát lẫn Cao Huy Thuần đã bị Việt Cộng vắt chanh bỏ vỏ.
 
Các nhà nghiên cứu đã viết nhiều bài nói về Lê Mạnh Thát dùng phịa sử để chứng minh đời Hồng Bàng kéo dài tới sau công nguyên, không có chuyện Tàu xâm lăng Việt Nam và Hai Bà Trưng chống Tàu, để kết luận rằng Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thời Hồng Bàng nên Phật giáo là đạo dân tộc. Còn Cao Huy Thuần được Đảng và Nhà Nước mời về “thuyết pháp” tại Việt Nam nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Sau khi được lên dây cót, Cao Huy Thuần đã có những lời tuyên bố huênh hoang với báo chí và xuyên tạc lịch sử. 
 
NHÀ TRÍ THỨC TRÍ TRÁ
 
Trong cuốn “Divers Voyages et Missions” (Các Cuộc Hành Trình và Truyển Giáo) của LM Alexandre de Rhodes xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối, chương 19, phần thứ 3, có một đoạn nguyên văn như sau:
 
“J’ai cru que la France, étant le plus mieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui alillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ce Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11ème Septembre de l’année 1652 après avoir baisé les pieds du Pope”.
 
Trong cuốn “Hành Trình và Truyền Giáo”,  trang 263, xuất bản tại Việt Nam năm 1994, Hồng Nhuệ đã dịch ra Việt ngữ như sau:
 
“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông phương đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng.”
 
Ở đây Hồng Nhuệ đã sửa mấy chữ “plusieurs soldats” (nhiều chiến sĩ) thành “quelque soldats” (mấy chiến sĩ), đó là điều đáng tiếc. Các đoạn khác được dịch khá trôi chảy.
 
Hồng Nhuệ có chú thích ở trang 289: danh từ “chiến sĩ” (soldat) nói ở đây là chiến sĩ Phúc Âm tức là nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xăm lăng.
 
Nhưng trong Luận án tiến sĩ “Đạo Thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam (1857-1914)”, [Christianisme et Colonialisme au Vietnam (1857-1914] xuất bản tại Paris năm 1968, Cao Huy Thuần đã sửa đổi và trích không trọn câu nói trên của LM Alexandre de Rhodes, sau đó đã dịch ra tiếng Việt trong bản do Hương Quê xuất bản năm 1988 ở Los Angeles như sau:
 
“Tôi tin rằng: Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Đông, cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để có nhiều giám mục vốn là Cha và các Thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó”.
 
Với đoạn trên, Cao Huy Thuần đã:
 
(1) Bỏ đi đoạn “đưa về qui phục Chúa Kitô”.
 
(2) Sửa đoạn “và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn” lại thành “tôi sẽ có cách để có nhiều giám mục vốn là Cha và các Thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ”.
 
(3) Câu cuối  cùng “tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng”, đã được biến ra thành: “Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó”.
Các nhà khảo cứu ở trong cũng như ngoài nước đã phê bình khá nhiều hành động trí trá này của Cao Huy Thuần. 
 
Trước hết, Cao Huy Thuần có bằng tiến sĩ ở Pháp mà không phân biệt được chữ “Église” viết hoa (có nghĩa là Giáo Hội) và chữ “église” viết thường (có nghĩa là nhà thờ)!
 
Cao Huy Thuần cũng thừa biết trong Giáo Hội Công Giáo cũng như trong xã hội, chữ “soldat” hay “soldier” không chỉ dùng để chỉ binh lính, bộ đội, mà còn để chỉ những người xã thân cho một lý tưởng nào đó, vì thế Từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh đã dịch chữ “soldat” là “lính, bộ đội, chiến sĩ...”. Hiện nay,  những chữ như Soldiers of Mary, Soldiers of Christ, Soldiers of the Cross, Soldats du Christ, Soldats du communautarisme chrétien, L'armée du Christ, Legion of Mary (Legio Mariae)... được dùng rất nhiều trong Giáo Hội Công Giáo để chỉ những tổ chức và những chiến sĩ truyền giáo dưới những dạng thức khác nhau. Trong lãnh vực hoạt động xã hội, chúng ta cũng thường thấy những chữ như Soldats de la civilization (Chiến sĩ văn hóa), Soldats de la liberté (Chiến sĩ tự do), Soldier of Mercy, Soldier of Love,  Soldiers of Peace, v.v. Có ai coi những chữ “soldat” hay “soldier” nói trên là binh lính hay bộ đội như Cao Huy Thuần đâu?
 
Trong lễ tưởng niệm 400 năm ngày sinh của Alexandre de Rhodes, Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm đã dịch thẳng câu chữ “plusieurs soldats” là “chiến sĩ truyền giáo” và hiện nay “tên gián điệp đội lốt tôn giáo” Alexandre de Rhodes đã trở thành danh nhân Việt Nam được đặt bia ở Thư viện Quốc gia và tên đường ở Sài Gòn.
 
MỤC TIÊU CỦA SỰ TRÍ TRÁ
 
Cao Huy Thuần đã sửa đổi và chế biến lại đoạn văn mà LM Alexandre de Rhodes đã viết trong cuốn “Divers Voyages et Missions” với mục đích gì? Cao Huy Thuần muốn chứng minh:
 
Qua Luận án này, chúng ta sẽ có đủ bằng chứng để thấy những nguyên nhân chính yếu trong việc Pháp xâm lăng và đô hộ Việt Nam, từ đó đưa đến những tai họa mà dân tộc ta đã và đang gánh chịu trong suốt mấy thế kỷ nay” (trang 4).
 
Tuy nhiên, sau khi dùng thủ đoạn xảo trá để đánh lừa độc giả, Cao Huy Thuần đã đem “Đạo Đức Kinh” và tinh thần BI-TRÍ-DŨNG” của Thích Trí Quang ra giảng như sau:
 
Tìm cách phục hồi sự thật lịch sử, không hề nhằm kết tội một ai, lại càng không phải là gieo rắc bất hòa giữa người Thiên chúa và phi Thiên chúa. Trái lại, nó giúp hiểu rõ vấn đề để không phạm lại những lỗi lầm cũ. Những lỗi lầm đã gây nên nhiều tranh chấp đẫm máu giữa người Giáo và người Lương trong quá khứ và hiện giờ chúng còn ngăn cản họ cùng nhau sống hòa bình dưới một mái nhà. (Chúng ta không) né tránh vấn đề hay che đậy sự thật như người ta thường làm ở Việt Nam.”
 
Có lẽ vì bị chỉ trích quá nặng nề, nên trong bản dịch của Ninh Thuận, được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo của nhà cầm quyền CSVN xuất bản tại Sài Gòn năm 2003, chúng tôi không còn tìm thấy những đoạn nói trên nữa.
 
Chúng tôi xin lưu ý: Những sách chống Thiên Chúa Giáo của Đỗ Mậu và Cao Huy Thuần đều được Đảng CSVN cho in lại và phổ biến rộng rãi trong nước.
 
XUYÊN TẠC LỊCH SỬ
 
Chuyện xuyên tạc lịch sử của Cao Huy Thuần rất nhiều. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin nêu lên một sự kiện rõ ràng nhất đó là vụ nổ trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963.
 
Trong cuộc phỏng vấn của báo Thời Đại Mới ngày 30.4.2011, khi được hỏi về cuộc nổi dậy của Phật Giáo năm 1963, Cao Huy Thuần trả lời: 
 
“Cuộc nổi dậy 1963 bắt đầu ở Huế, sau khi xe bọc sắt của ông Diệm nổ súng vào quần chúng tụ tập trước đài phát thanh để nghe truyền lại buổi lễ Phật đản, giết chết 7 em bé...” 
 
Cao Huy Thuần đã căn cứ vào tài liệu nào để nói với báo chí như vậy?
 
Sau khi xem xét các cuộc giảo nghiệm y tế, ngày 9.6.1963, trong một công điện đánh đi lúc 1 giờ sáng, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn báo cáo rằng phúc trình hoàn tất của y tế trưởng chứng tỏ rằng “những người chết hôm 8 tháng 5 là do sự chấn động hơn là do các lựu đạn có mãnh” (May 8 deaths resulted from concussion than fragmentation grenades).
[FRUS, 1961 – 1963, III, tr. 366 – 369].
 
Bác Sĩ Nguyễn Văn Huệ thuộc Bệnh Viện Trung Ương Huế đã khám nghiệm các tử thi và ghi vào giấy chứng nghiệm y khoa (certificat médicale) bằng tiếng Pháp, được dịch ra như sau:
“Các nạn nhân đều bị chết vì vỡ sọ và bị thương tích ở phần trên, không bị thương ở phần dưới người và đều bị một thể thương tích gióng nhau như là bị hơi thổi với sự nổ (souffle avec éclatement) do một thứ khí giới rất mạnh nổ hay làm tổn thương cách mặt đất vào khoảng 80 đến 100 phân tây.
 
Không có tài liệu nào chứng minh “xe bọc sắt của ông Diệm nổ súng vào quần chúng” như Cao Huy Thuần đã xác quyết.
 
Theo bằng chứng được Phật Giáo đưa ra trưng bày trước Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc điều tra vụ Phật Giáo và theo bản cáo trạng đọc trước Tòa Án Cách Mạng xử vụ Đặng Sỹ năm 1964, có 8 thiếu nhi bị bay đầu trên hành lang đài phát thanh Huế bằng một chất nổ hơi và người ném trái chất nổ đó cũng chưa được xác định.
 
Cuộc tranh luận về chất nổ khá gay cấn. Trong khi Ủy Viên Chính Phủ tin rằng đó là lựu đạn nổ MK3, luật sư Nguyễn Khắc Tân đưa ra chứng từ của một chuyên viên Mỹ nói rằng đó là một chất nổ Plastic, vì sức công phá rất mạnh, trần đài phát thanh bị sập xuống và cửa kiếng bị bể tung, còn các nạn nhân đều bị bay đầu. Tuy nhiên, không có vật chứng nào tại hiện trường có thể giúp hai bên xác quyết chất nổ được ném là chất nổ gì.
 
Về thủ phạm đã ném chất nổ đó, cuộc tranh luận còn trở nên gay cấn hơn. Các quân nhân được phát MK3 hôm đó đều khai họ còn ở xa, chưa đi tới khu đài phát thanh. Vậy ai là người đã ném trái chất nổ đó? Thuộc cấp của Đặng Sĩ? Nhân viên CIA? Đặc công của Việt Cộng?
 
Nghe nói có một quân nhân được sắp xếp để khai với Quân Cảnh Tư Pháp rằng anh ta là người được Thiếu Tá Đặng Sĩ sai ném trái lựu đạn đó, nhưng khi phiên toà diễn ra, anh ta đã bỏ trốn vì sợ bị lật tẩy.
 
Nguyên tắc của Hình Luật là“In dubio, pro reo”, nghĩa là khi có nghi vấn, phải tha bổng bị cáo.
Trong khi đó, Tướng Đỗ Mậu, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, đã lập một hồ sơ giả chứng minh Thiếu Tá Đặng Sĩ đã hành động theo lệnh của Đức TGM Ngô Đình Thục. Hồ sơ bị bại lộ, Công Giáo biểu tình, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phải bắt Tướng Mậu rời khỏi Nha An Ninh Quân Đội.
 
Chiều 7.6.1964, Tướng Nguyễn Khánh đã cho Chuẩn Tướng Albert Nguyễn Cao, đại diện cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đến thông báo cho gia đình Đặng Sĩ biết Đặng Sỹ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn đòi hỏi của Phật Giáo. Trong một thời gian, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sỹ sẽ được trả tự do.
 
Cũng như Lê Mạnh Thát, Cao Huy Thuần chỉ chọn “các bằng chứng” có lợi cho cảm tính của ông, mặc dù không đúng, và loại ra những bằng chứng có giá trị pháp lý và lịch sử. Chúng tôi  thách Tiến Sĩ Cao Huy Thuần tranh luận với chúng tôi về vụ nổ trước đài phát thanh Huế.
Chuyện Cao Huy Thuần còn dài, chúng tôi sẽ viết tiếp.
 
Ngày 6.9.2010
Lữ Giang