"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 29. November 2011

Suy nghĩ về chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi chụp từ không trung - Ảnh: Reuters

Vũ Ngọc Yên

Thảm họa sóng thần, động đất và  hạt nhân tại Fukushima  đã gây ra hậu quả to lớn về kinh tế,  nhân mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tại Nhật bản.

Sau sự kiện này, nhiều quốc gia trên thế giới đã công bố từ bỏ theo đuổi phát triển điện hạt nhân như Đức, Ý, Thụy Sĩ, ... Liên minh châu Âu yêu cầu các quốc gia thành viên thẩm định  đánh giá an toàn cho các nhà máy đang vận hàng và  nên ngưng hoạt động những nhà máy không còn đáp ứng tiêu chuẩn.Tại Á châu , Nhật đính chỉ hoạt động  40 trong  54 lò phản ứng, số còn lại chỉ  được vận hành tiếp nếu vượt qua cuộc tổng kiểm tra nghiêm ngặt  (Stresstest). Dư luận phỏng đoán , đến mùa xuân 2012  Nhật có thể sẽ không còn một nhà máy điện hạt nhân nào nữa. Thái lan, Mã lai, Nam Dương chụẩn bị chương trình phát trịển điện hạt nhân tuyên bố đính chỉ các dự án.,  Trung Quốc  ngừng phê chuẩn 40 dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ở nước này .

 
Còn tại VN,chính quyền CS  khẳng định quyết tâm thực hiện xây dựng   nhà máy điện hạt nhân (NMDHN) và VN sẽ có những NMDHN an toàn nhất thé giới !

Chính sách năng lượng ở  Đông nam Á (DNA)

Trong thập niên qua cơ cấu kinh tế thế giới đã chuyển trọng tâm từ Đại tây dương qua Á châu-Thái bình dương.Song song với sự phát triển kinh tế của Trung Hoa là sự trổi dậy của các quốc gia ĐNA. Kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu năng lượng gia tăng tương ứng.Tùy hoàn cảnh mỗi nước sẽ có một chích sách năng lượng riêng.

Nam Dương: sản xuất  khí đốt, và than nhiều nhất DNA nên  sử dụng nhiên liệu này cho các nhà máy phát điện.Dự án xây 2 nhà máy điện hạt nhân (NMDHN) dự trù hoàn thành măm 2025, vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và đang bị các tổ chức bảo vệ môi trường và Hồi giaó chống đối mãnh liệt.nên chính phủ quyết định gia tăng khai thác lãnh vực năng lượng địa điện( geothermische Energie).

Phi luật tân: Một lò phản ứng được xây năm 1984 , nhưng bị đình chỉ hoạt động vào năm 1986 vì lý do an tòan  sau biến cố Tschernobyl.,gây tổn hại trên  2 tỷ mỹ kim. Hiện nay Phi là quốc gia tiền phong trong lãnh vực năng lượng tái tạo (NLTT) 34% và địa điện.12%.

Mã lai á: hủy bỏ các dự án xây NMDHN . Là quốc gia xuất cảng dầu và khí đốt ,nên  ngoài thủy lực các nhiên liệu này phần lớn dùng sản xuất điện.

Cam-bốt: không có tham vọng xây NMDHN và hy vọng đến năm 2012 sẽ tự túc dầu và than vì  phát hiện được  mỏ dầu ở vịnh Siam, có trữ  lượng từ 500 triệu tới 2 tỷ barrel.và mỏ than ở vùng bắc cam bốt,ước lượng 150 triệu tấn.Hiện Cam bốt dùng máy phát điện dầu .
Lào : dùng nước  để sản xuất điện , đến độ dư thừa  và  xuất  cảng qua Thái và VN. Lào được xem là một bình ắc- quy của DNA.

Thái lan: Hủy bỏ dự án  5 NMDHN  với tổng công xuất 5000 Megawatt. Thay vào đó ,sẽ xây 2 nhà máy nhiệt điện khí và nhiều nhà máy nhiệt điện than.Thái  nhập cảng khí đốt từ Mã lai, Miến điện và điện từ Lào.Trong tương lai ,Thai hy vọng được chia phần mỏ dầu với Cam bốt.

Miến điện :  có nhiệu tài nguyên dầu (3,2 tỷ Barrel) và khí đốt..Có đường dẫn khí qua Thái cung cấp cho nước này mỗi năm trên 1 tỷ Mỹ kim và một đường dẫn dầu trực tiếp đến Vân nam, Trung hoa đang được xây dựng. Thái và Trung Hoa mong đươc tham gia vào các công trình thủy điện..

Tân gia ba: nhập cảng khí từ Mã và Nam dương cho nhu cầu năng lượng.Dự án NMDHN vẩn còn trong giai đoạn nghiên cứu khả thi ( Machtbarkeitsstudie).

Brunei:  một đảo quốc  nổi trong bể dầu ,có  dư thừa dầu và khí nên chưa nôn nóng xây NMDHN.

Timor: Khám phá mỏ dầu ở phía đông Timor  và đồng ý chia phần khai thác với Úc. Một nhà máy thũy điện  do Na uy xây hoạt động từ năm 2008.

Nói chung hầu hết các quốc gia DNA đều chấm dứt ý định sử dụng điện hạt nhân để phát triển kinh tế.  
Xu thế tất yếu để VN phát triển: nguyên tử!

Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là một doanh nghiệp nhà nước .Lãnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống điện lưới phân phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung quốc , Lào vá Cam bốt. Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty độc quyền kinh doanh về điện và có số doanh thu lớn, nhưng EVN hằng năm vẫn lỗ cả tỷ mỹ kim cũng như chưa đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên ..

Hiện trạng cung cấp năng lượng

Cung cấp điện ở Việt Nam (tỷ kWh)
                1990   1995    2000   2005   2006  2007  2008.
Sản lượng 8,79   14,67   26,7   52,1     59,1   67,1   77,2
       Năm 2007        Số nhà máy   Công suất MW         Tỉ trọng
Thủy điện                  14                         4487         36,6
Than                            6                         1630          13,3
Khí                              4                         4746          38,7
Dầu                             3                           575            4,7
Khác NA                                                  832            6,8
Tổng                          27                        12.270        100.0%
..

Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện đến năm 2010 khoảng trên 20.000MW, sản lượng điện sản xuất  đạt 110 tỷ kWh với tỉ trọng  37,6% thuỷ điện,18,3% nhiệt điện than,37,11% nhiệt điện dầu và khí , khoảng gần 4% nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, sinh khối, mặt trời v.v..), còn lại khoảng 2,5% nhập khẩu....Lượng tiêu thụ điện trong năm 2010 là 98 tỷ kWh.

Đến cuối 2009 hệ thống lưới điện đã có trên 3.400km đường dây và 11 trạm 500kV với tổng dung lượng 7.500MVA, lưới 220kV có gần 8.500km với dung lượng các máy biến áp 19.000MVA. Lưới điện 110kV và lưới trung, hạ thế đã bao phủ 98% các huyện, 97,9% các xã. Tính chung cả nước có 96% số hộ được cấp điện từ lưới quốc gia.

Điện lực trong những năm sắp tới

Dự báo nhu cầu điện  sẽ tăng bình quân từ 14% đến 16% hàng năm trong giai đoạn 2011-2015, tăng khoảng trên 11,5%/ năm giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu điện sản xuất dự kiến năm 2015 là 194 – 211 tỷ kWh; năm 2020 là 329 – 362 tỷ kWh và năm 2030 là 695 – 834 tỷ kWh.
Với phương án cơ sở dự kiến tổng công suất nguồn điện năm 2015 sẽ khoảng 42.500MW, gấp hơn 2 lần năm 2010 với tỷ trọng 33,6% thuỷ điện, 35,1% nhiệt điện than, 24,9% nhiệt điện dầu và khí, khoảng gần 4% nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, sinh khối, mặt trời v.v..), còn lại khoảng 2,5% nhập khẩu. Đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện sẽ khoảng 65.500MW với tỷ trọng thuỷ điện 26,6% (~17.400MW), nhiệt điện than tăng lên 44,7% (~29.200MW), nhiệt điện dầu-khí giảm xuống 19,6% (~12.800MW), nguồn năng lượng tái tạo chiếm 4,8% (~3.100MW), nhập khẩu chiếm 2,8% (~1.800 MW) và sẽ có tổ máy đầu tiên – 1000MW của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.  Năm 2030 tổng công suất nguồn điện lên tới 137.600MW, trong đó thuỷ điện chỉ còn chiếm 15,3%, nhiệt điện than tăng lên chiếm 56,1%, nhiệt điện dầu – khí 12,7%, công suất các nhà máy điện hạt nhân lên tới 10.700MW với tỷ trọng 7,8%, còn điện nhập khẩu chiếm khoảng 4,6%..

Ước tổng vốn đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới rất lớn: khoảng 156 tỷ USD, bình quân hàng năm khoảng 7,8 tỷ USD, bao gồm cả nguồn, lưới truyền tải và phân phối điện, trong đó giai đoạn 2011-2020 trung bình gần 6,9 tỷ USD với cơ cấu 74% cho các nhà máy điện và 26% cho xây dựng lưới điện.

Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Việt Nam công bố kế hoạch xây dựng  8 nhà máy điện hạt nhân (NMDHN) và phát triển năng lượng hạt nhân trong tương lai.

Địa điểm
Công xuất [MW]
Hoàn thành vào
Phước Dinh-Ninh Thuan 1
2.000
2020
Vinh Hai, Ninh Thuan 2
2.000
2025
NMDHN 1 und 2, Miền trung
2 x 1.000
2026
NMDHN 3, Miền trung
1.300 bis 1.500
2027
NMDHN 4, Miền trung
1.300 bis 1.500
2028
NMDHN 5, Miền trung
1.300 bis 1.500
2029
NMDHN 6, Miền trung
1.300 bis 1.500
2030
Tổng cộng 8 NMDHN
11.200 bis 12.000
2030


Sơ đồ vị trí xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. 
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Phước Dinh-Ninh Thuận 1 với kinh phí 8 tỷ Mỹ kim  do tập đoàn Rosatom Nga  xây dựng vào năm 2014 và sẽ hoạt động tứ năm 2020.Nhà máy này
có hai lò phàn ứng  (WWER 1200/491) có công xuất chung 2000 MW. Sau Ninh thuận 1, NMDHN Vĩnh Hải-Ninh Thuận 2 sẽ được Nhật đảm trách với kinh phí trên 13 tỷ Mỹ kim. Nga và Nhật là hai quốc gia có tỷ lệ tai nạn nguyên tử nhiều nhất trên thế giới.   

Động cơ thực hiện :

Đảng và nhà nước CS cho biết NMDHN Ninh thuận sử dụng công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò điện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế .Giới lãnh lãnh đạo đảng và nhà nước CS còn giải thích thêm điện hạt nhân (DHN) rẻ hơn các nguồn năng lượng khác..
Người ta không quên sau các thảm họa Three Miles Island-Harrisburg –Mỹ (1979), Tschernobyl –Ukraine (1986) các công ty xây dựng lò nguyên tử năng đã từng viện đủ lý do để biện hộ cho tính an toà và hứa hẹn cải tiến NMDHN. Nhưng  đại thảm họa Fukushima đã.xảy ra vào tháng 3-2011 tại  Nhật, một quốc gia có trình độ khoa học-,kỹ thuật cao, một lần nữa đã minh chứng kỹ thuật sản xuất nguyên tử năng  không an tòan tuyệt đối như giới lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN quả quyết..
Về phương diện tính hiệu quả kinh tế,DHN cũng không rẻ . Giá thành từ 8 đến 12 cent,được tính tùy thuộc tiền bao cấp và  thời gian vận hành  30 ,40,50 hay 100 năm. .Tai nạn NMDHN Fukushima đã gây thiệt hại cho công ty điều hành nhà máy TEPCO trên 74 tỷ mỹ kim ,trong số đó 3/4  bồi thường còn 1/4 chi phí cho việc tháo gỡ nhà máy và dọn dẹp  rác  và khử chất phóng xạ.
Fukushima đã tác động mạnh  nhân tâm và mở rộng tầm nhìn của người dân trên toàn thế giới. Khắp nơi dân chúng biểu tình đòi chấm dứt các chương trình khai thác nguyên từ năng hầu tránh đại họa cho đất nước.
Ngưới CS đã quá coi thường sự hiểu biết của người dân khi lập lại huyền thoại NMDHN an toàn tuyệt đối và rẻ nhất.Tuy nhiên họ vẫn hy vọng , sự ngụy biện  sẽ che đậy được nhửng lý do thầm kín thật sự trong thương vụ hạt nhân .Dự án càng trị giá cao ,thì giới lãnh đạo dảng và nhà nước càng có cơ hội kiếm tiền nhiều ,đặc biệt trong các thương vụ  với đối tác ngoại quốc.

Vịệt nam có cần nguyên tử năng  không ?

Sau đại họa Fukushima các quốc gia có nền kỹ nghệ lớn như Âu châu đều xét lại chính sách nguyên tử năng.Là một cường quốc kinh tế với tổng sản lượng nội địa (BIP) 3310 tỷ mỹ kim Đức quyết định đóng cửa lần lượt 17  NMDHN trễ nhất vào năm 2022, dù DHN đang đóng góp 22,5% vào tổng sản lượng điện 635,5 tỳ  kWh (635,5 TWh).Thay vào lượng DHN ,Đức sẽ khai thác tăng  tỉ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) từ 17% hiện nay lên 35% thậm chí đến 50%  vào năm 2020. Đức đã nhận thức không bao giờ có công nghệ hạt nhân an toàn tuyệt đối và rẻ, duy trì DHN là rước lấy hiểm họa cho đất nước đồng thời không xem nguyên tử năng  là phương án cần thiết cho sự phát triển và cạnh tranh kinh tế .Đúc can đảm bước vào một cuộc cách mạng năng lượng mới  „điện xanh“..
Việt nam với BIP khoảng 103 tỷ mỹ kim và tổng sản lượng điện 110 tỷ kWh (110 TWh) có nhu cầu năng lượng nhưng không nhất thiết giải quyết qua phương án nguyên tử năng khi Việt nam chưa có đủ điểu kiện về nhân lực,trinh độ,cơ sở hạ tầng để có thể quản lý NMDHN và giải quyết nạn rác nguyên tử.Thay vì bỏ cả trăm tỷ mỹ kim vào 8 lò phản ứng để cung ứng thêm 7,8%  cho tổng sản lượng điện , nên dùng kinh phí to lớn này đầu tư vào những chương trình khai thác các nguồn NLTT (nước, gió, mặt trời, sinh khối, địa điện…).và các nguồn năng lượng cũ  có sẵn như thủy điện, nhiệt điện (than, dầu..) thì mang lại lợi ích và an toàn nhiều cho đất nước.Việt nam có bờ biển dài trên 3000 Km thuận lợi cho các công trình điện gió.Những hệ thống điện gió nếu được thiết lập ngoài biển không chỉ đưa đến hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa quốc phòng.    
Nói chung thay vì xây dựng NMDHN, Việt nam có thể gia tăng sản lượng điện qua  các biện pháp:- Khai thác tăng tỳ trọng năng lượng tái tạo (,gió,mặt trời ,sinh khối , địa điện)hiện nay từ 4% lên trên 10%  -Cải thiện kỹ thuật tải điện để giảm thiểu tối đa mức độ mất điện hiện nay ( 10-15%).- Thay đổi chính sách giá điện ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước vá phân phối điện hợp lý để  tiết kiệm năng lượng Mức độ phung phí điện ở hai lãnh vực công và tư hiện nay trên 20%. - Cải tiến kỹ thuật hệ thống thũy điện, nhiệt điện (dầu, khí than)để tăng lượng sản xuất và làm giảm nhẹ tác động đến môi sinh.-Chấm dứt cơ chế độc quyền ,hoạt động không hiệu quả kinh tế của tập đoàn điện lực quốc doanh EVN để đa dạng hóa các nguồn đầu tư. vào thị trường điện VN.

Kết luận

Thảm họa Fukushima đã thức tỉnh dư luận .Công nghiệp hạt nhân tuy  là công nghiệp to lớn, nhưng lại mỏng manh và nguy hiểm nhất.. Bước vào con đường  nguyên tử chỉ làm lãng phí ti.ền bạc.và nhân lực của nhân dân. Xây dựng và phát triển điện hạt nhân không phải là giải pháp duy nhất hiện đại hóa đất nước.  Vào thởi điểm hôm nay độc tài đảng trị và nguyên tử năng đã  lỗi thời , dân chủ và điện xanh đang  là xu thế thời đại .Hãy sử dụng những năng lượng tái tạo mà thiên nhiên đang cống hiến cho nhân loại.

Stuttgart,26.11.2011
Vũ Ngọc Yên
..................................

Phụ lục 1
        
Một số dữ liệu 10 năm gần đây (2000-2010) - Nguồn: TCTK
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010


Tổng sản phẩm quốc nội GDP
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
31
32
35
39
45
52
60
70
89
91
101


GDP/đầu người
(tính theo USD)
402
416
441
492
561
642
730
843
1052
1064
1168


Tỉ lệ tăng giảm GDP
(tăng giảm % so với năm trước)
6,8
6,9
7,1
7,3
7,8
8,4
8,2
8,5
6,2
5,3
6,7


Xuất khẩu
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
14
15
16
20
26
32
39
48
62
57
71


Nhập khẩu
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
15
16
19
25
31
36
44
62
80
69
84


Chênh lệch–nhập siêu
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
-1
-1
-3
-5
-5
-4
-5
-14
-18
-12
-13


Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-đăng ký
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
2.8
3.1
2.9
3.1
4.5
6.8
12.0
21.3
71.7
23.1
18.6


Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-thực hiện
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
2.4
2.4
2.5
2.6
2.8
3.3
4.1
8.0
11.5
10
11


Chênh lệch đăng ký-thực hiện FDI
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
-0.4
-0.7
-0.4
-0.5
-1.7
-3.5
-7.9
-13.3
-60.2
-13.1
-7.6


Kiều hối
(tính theo tỷ USD, làm tròn)
1.7
1.8
2.1
2.7
3.2
3.8
4.7
5.5
7.2
6.2
8.1


Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
(tính theo 1000tỷ VNĐ, làm tròn)
220
245
280
333
398
480
596
746
1009
1197
1561


Phụ lục 2

Các nhà máy thủy điện lớn tại Việt Nam