"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 2. Februar 2012

Nhìn lại kinh tế thị trường định hướng XHCN


Le Nguyen (danlambao)

Lời Tác Giả: Trong một bài viết ngắn ,không thể dẫn chứng nhiều nguồn nghiên cứu khoa học để chứng minh những hậu quả nghiêm trọng do kinh tế thị trường định hướng XHCN gây ra , nhưng những hình ảnh hiện hữu trong đất nước hiện nay đã hiển lộ tất cả mầm mống độc hại tiềm ẩn trong nền kinh tế này, không cần là nhà nghiên cứu ,chỉ cần có bộ óc nhạy bén là nhận thấy được.
.........................
Kinh tế ảnh hưởng không ít trên đời sống chính trị và kinh tế thị trường ,kinh tế tự do của tư bản chủ nghĩa đã đánh bại , đã vượt qua kinh tế chỉ huy của cộng sản chủ nghĩa, bằng chứng là sau sự sụp đổ dây chuyền của các nước XHCN Đông Âu cùng cái nôi, thành trì XHCN Liên Bang Sô Viết, khiến Trung Hoa Cộng Sản ,Việt Nam Cộng Sản bắt buộc phải “đổi mới” kinh tế để bảo vệ quyền lực chính trị ,bảo vệ chế độ độc tài đảng trị của họ. Thật ra, đổi mới kinh tế được đặt cho cái tên kinh tế thị trường định hướng XHCN là đánh tráo khái niệm , là dối trá bởi cái được gọi đổi mới kinh tế chỉ là sự trở lại cách làm ăn buôn bán thuận lẽ tự nhiện của xã hội loài người, nó không là đổi mới mà trở về cái cũ, cái đã có từ trước khi bị kinh tế chỉ huy của các tín đồ Cộng Sản cuồng tín áp đặt lên đời sống kinh tế của loài người.


Ngày nay sau hơn hai mươi năm(20) áp dụng kinh tế thị trường định hướng XHCN ,khoảng thời gian chưa đủ dài để có kết luận hữu hiệu hay bất khiển dụng của ý tưởng kinh tế, mô hình kinh tế hiện hành này. Dù chưa, nhưng với thời gian nhiều chục năm vận hành kinh tế cũng đủ để lộ ra những yếu kém, bệnh tật tiềm ẩn trong chính cơ thể kinh tế đó. Thế cho nên để có nhận xét chính xác, khách quan cần quan sát ,phân tích ,ghi nhận cái được, cái chưa được cũng như kết quả khả quan và gây hậu quả nghiêm trọng của kinh tế thị trường định hướng XHCN của CSVN.

Theo nhận xét khách quan sau hơn hai mươi năm “đổi mới”, Việt Nam đã mở mang cầu cống, đường xá rộng thoáng hơn hẳn ước mơ của Tố Hữu , đảng viên cao cấp của cộng sản ở thế kỷ trước “đường ta đi rộng thênh thang tám thước”, với nhiều cao ốc,khách sạn nhà hàng sang trọng , mọc “nghênh ngang” trong nhiều tỉnh thành khắp cả nước , cùng những khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cao nguyên với sân cù hiện đại hoặc dọc theo các bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế và nhiều khu công nghiệp sản xuất ,chế biến ,nuôi trồng thủy, hải sản “ hoành tráng” nằm dọc bờ biển, sông ,suối trên núi cao dưới đồng bằng khắp ba miền đất nước.
Tuy thế, bên cạnh thành quả vừa kể là hậu quả nghiêm trọng di hại lâu dài cho kinh tế nước nhà do đám tham quan ngu tối của đảng CSVN ,bởi tham lam ngu tối làm sao biết được công trình đầu tư nào giúp tạo bền vững cho kinh tế của nhà đầu tư thật lòng ,công trình nào là chụp giựt gây tật bệnh cho kinh tế của đám tài phiệt, gian thương quốc tế. Ngoài ra ,phần nhiều lợi nhuận thu được không được tái đầu tư ,phục vụ công ích ,phục vụ an sinh nhằm giữ mức chênh lệch giàu nghèo không quá xa ,bất công không quá lớn nhằm ổn định xã hội , mà phần nhiều chạy vào túi đám tham quan, tài phiệt và gian thương nước ngoài.

Thế mà các quan ta cứ hiu hiu tự đắc với thành quả kinh tế như kẻ điếc không sợ súng . Có mấy ai biết “sân sau”của các cao ốc ,khách sạn nhà hàng sang trọng là hàng vạn vạn “ túp lều” của các thành phố Huế, Saigòn, Hà Nội hở trước trống sau trong các con hẻm ,ngõ ngách nồng nặc mùi cống rãnh quyện lẫn với phân người và những con người thiếu đói ,suy dinh dưỡng sống nơi đó phải chạy ăn từng bửa từng ngày mà tương lai là ngỏ cụt ,là bóng tối phủ trùm . Có mấy ai chạnh lòng nghĩ đến “bên cạnh” những khu nghĩ dưỡng cao cấp trên thảo nguyên xanh ngát,dưới bãi biển đẹp tuyệt vời của quê hương mình là nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời bị cưỡng bức ,chiếm đoạt bờ xôi ruộng mật đã bao đời gắn bó ,họ bị cướp đi phương tiện sinh nhai ,họ bị đẩy gần hơn đến bờ vực đói nghèo . Và có mấy ai quan tâm “bên trong” các cụm công nghiệp là đời sống bấp bênh của công nhân trên khắp cả nước , họ bị đối xử tệ bạc ,làm việc trong môi trường khắc nghiệt , họ bị bóc lột ,bị lường công trong hảng xưởng mà không được luật pháp bảo vệ,không được quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình ,họ sống lây lất trong các căn nhà trọ tồi tàn , chật chội hầm hập hơi người với mức lương chỉ nuôi sống người công nhân dè xẻn ,tằn tiện chứ không nuôi nổi gia đình , trước mắt là bóng tối ,là tương lai bất định .

Đó chỉ là hậu quả tức thời của nó gây ra cho những lớp người kế cận ,riêng “quái thai” kinh tế thị trường định hướng XHCN còn gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế lớn hơn nhiều do lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo: nào tập đoàn đóng tàu Vinashin, dầu khí VN Petrolimex, điện lực EVN , than khoáng sản TKV ... cùng hàng ngàn công ty con , hàng vạn công ty thuộc con cháu ,tay chân của giai cấp “quý tộc” cộng sản, chúng thi nhau khuynh đảo kinh tế, rút ruột công quỹ , ăn cắp của công , dùng tiền nhà nước đầu tư bừa bãi kiểu đánh bạc như chứng khoán ,bất động sản... mà hậu quả tệ hại dần lộ ra khá rõ .

Hậu quả điển hình là ước mơ “nhà ở” đối với công nhân lương thấp hay lương trung bình khá của người dân Việt Nam sẽ là ảo tưởng , là ước mơ không bao giờ thành hiện thực do các ông tiêu bạc giả nhưng nợ nước ngoài thật này. Trong khi đó những cao ốc có căn hộ trung, cao cấp thi nhau xây dựng chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở rất nhỏ cho lớp “nhà giàu” mới nổi , đa phần còn lại phục vụ cho các nhà đầu tư lẫn đầu cơ “bí ẩn”mà nguồn vốn rót vào , đủ thứ tiền nào là tiền đen ,tiền trắng ,tiền “ trên trời rơi xuống” của các tập đoàn quốc doanh, đổ vào vô tội vạ , khuấy động tạo giá ảo chóng mặt cho thị trường bất động sản gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho nền kinh tế vốn hoang dã càng hoang dã hơn.

Hiện nay mầm bệnh bất động sản bắt đầu lộ ra biến chứng ,thị trường đóng băng,vốn nóng ,vốn không tạo nên do công sức, trí tuệ , vốn không rõ nguồn gốc của nhóm đầu cơ “bí ẩn”, không còn bao biện nổi cho sức sống thực của thị trường. Giá trị “ảo” của đất đai vượt xa khu vực, ảnh hưởng đến “mái nhà đơn sơ”của đa phần dân chúng VN cũng như ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng hảng xưởng kinh doanh sản xuất và nhất là không còn là thế mạnh thu hút đầu tư nước ngoài bởi cơ sở hạ tầng yếu kém , năng lực công nhân thấp từ tay nghề đến thể hình, sức vóc . Hậu quả nghiêm trọng này không phải sau một đêm thức giấc là xảy ra , nó đã nứt mầm chẻ đất vươn lên kể từ lúc các anh lãnh đạo “ nông dân” treo khẩu hiệu “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”quen chỉ huy bằng nòng súng đi làm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã .

Thế cho nên sau hơn hai mươi năm(20) treo khẩu hiệu “công nghiệp hoá ,hiện đại hoá” khắp cả nước từ thành thị đến thôn quê ,Việt Nam vẫn còn xuất khẩu lao động , đi làm công , đi ở đợ cho các nước ngoài , trong số đó có các nước mà dân họ không hẳn hơn dân mình tính cần cù, tháo vát lẫn thông minh .Còn trong nước thì không sản xuất được hàng hoá,nguyên vật liệu phụ trợ đủ chất lượng để phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá như, phẩm chất chai thuỷ tinh không đồng nhất nên một doanh nhân sản xuất rượu Sake truyền thống của Nhật phải nhập phụ trợ “ chai lọ”từ các nước Đông Nam Á và, không làm ra được đinh ốc, vít đúng tiêu chuẩn phục vụ cho ngành điện tử , ngành xuất khẩu có tiềm năng cao bên cạnh giày da may mặc , nuôi trồng nông, thủy, hải sản . Và ba ngành chủ lực gồm điện tử ,giày da may mặc, nuôi trồng nông, thủy ,hải sản được tuyên truyền rầm rộ ,nào là kinh tế mũi nhọn , kinh tế chiến lược cùng với những câu chữ,tiếng nói tung hê rất kinh hồn trên các phương tiện truyền thông nhà nước ,cả thế giới đều nghe thấy.

Vậy mà trong bản kết luận của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) của CSVN đã viết : “ Ba ngành chủ lực này như những quả trứng mong manh dễ vỡ...”một là ngành điện tử xuất khẩu 100% vốn FDI, có 82% nguyên vật liệu phải nhập khẩu ; hai là nuôi trồng nông , thuỷ,hải sản ,phải tiêu tốn rất nhiều cho nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu phân bón ,thuốc trừ sâu bệnh, chế biến thực phẩm nuôi trồng; ba là giày da, may mặc ,phải nhập khẩu trên dưới 70% nguyên vật liệu phụ trợ cho nhu cầu sản xuất lẫn gia công.

Do đó, hơn hai mươi năm (20) theo đuổi kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế VN vẫn còn phụ thuộc vào nguyên, vật liệu phụ trợ nhập khẩu của nước ngoài ngày càng nặng nề hơn nhưng vẫn chưa thấy kế hoạch nào cụ thể, bền vững,khả thi để vươn lên tự túc từng phần đến toàn phần nguyên, vật liệu trong tương lai?! Toàn bộ nền kinh tế sau gần ¼ thế kỷ xây dựng, phát triển chỉ làm được việc đóng gói, vô bao bì, lắp ráp ,gia công bán sức lao động từ trong nước ra đến ngoài nước, một công việc lao động thấp nhất trong chuổi dây chuyền lao động của nền kinh tế.

Từ hậu quả kinh tế do nó gây ra và bản chất nền kinh tế đã dần hiện rõ , đã chỉ ra cho mọi người biết được kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự kết hợp,công sinh tệ hại của kinh tế thị trường hoang dã với xã hội chủ nghiã rừng rú nên sản sinh ra nền kinh tế mà trong đó ,ngoài các tập đoàn quốc doanh làm chủ đạo còn có khu vực tư nhân,công ty tư doanh cao cấp ,cấp xuất nhập khẩu, cấp gần gủi với đầu tư nước ngoài ,cấp ngồi mát hưởng bát vàng , cấp phe phẩy trung gian ,ngồi không hưởng sức thặng dư lao động của lớp dân nghèo trong xã hội đã có thời bị lên án gay gắt .Chỉ cần một cú điện thoại độc quyền giao dịch là kiếm chục ngàn ,trăm ngàn đô, không phải đổ mồ hôi sót con mắt ,không phải căng óc suy tính do cạnh tranh khắc nghiệt trong môi trường kinh tế thị trường lành mạnh. Chính tầng lớp được gọi là tư doanh này,làm biến thái kinh tế thị trường, đúng hơn là do cái đuôi “khu vực tư nhân” XHCN phá nát nền tảng kinh tế thị trường, giết chết kinh tế thị trường.

Thế họ là ai? Thực chất, khu vực tư nhân, tất cả các công ty,các doanh nhân mới ,tư bản mới là bạn bè, thân nhân, “con cháu các cụ cả” được đảng chỉ định , là thành viên của đảng ,liên quan mật thiết với đảng , không thể tách rời khỏi đảng CSVN . Chúng nói thì không ai hiểu ,làm thì bất chấp hậu quả cho dân nước, miễn sao tiền vô đầy túi là được , là hả hê với thành quả kinh tế thị trường định hướng XHCN!

Với nền kinh tế mà cột trụ của nó là quốc doanh chủ đạo, khu vực tư nhân là phe cánh được chỉ định, cấu kết chia chác quyền lực lẫn quyền lợi cho nhau đã lộ ra khá rõ , từ hiện tượng “ thú hoang man rợ” hiện lên trên bề mặt, đến bản chất “thú tính hung bạo” tự thân của nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chắc hẳn, một lần nhìn lại, dù chỉ thoáng qua một góc hẹp nhưng vẫn thấy nhiều vết rạn báo hiệu nguy cơ sụp đổ trong một ngày không xa. Hy vọng nhìn lại kinh tế thị trường định hướng XHVN sẽ ít nhiều giúp cho chúng ta rút ra bài học hữu ích cho mình và cho tương lai đất nước, dân tộc Viêt Nam. Vậy, có nên tiếp tục hay thẳng tay gạt bỏ ý tưởng kinh tế quái đản này?

Le Nguyen